Định hướng Marketing sản phẩm trong năm 2021

Định hướng Marketing sản phẩm trong năm 2021

456456456789789789123456123123456

Vào những năm 1950, Volkswagen đã cho ra mắt một dòng xe buýt mini. Dù cho ngày nay nó được liệt vào hàng “đồ cổ” thế nhưng chiếc mini buýt Volkswagen vẫn là một biểu tượng thiết kế xe hơi cho tới hàng thập kỷ sau.

Volkswagen cũng sử dụng quảng cáo trên TV một cách vô cùng thông minh, đơn giản mà vẫn gắn liền hình ảnh thương hiệu. Nó giới thiệu dòng xe mới với nhạc nền là bài hát nổi tiếng The Sound of Silence với lời gợi nhắc đây là chiếc xe chạy bằng điện và hoàn toàn im lặng khi nổ máy. Đoạn quảng cáo kết lại với một dòng chữ dành cho khán giả: “Kỷ nguyên mới của xe chạy điện”

Cách tiếp cận tinh tế này vừa cho thấy nỗ lực Volkswagen đang đóng góp vào xu hướng sử dụng phương tiện chạy điện thân thiện với môi trường của xã hội. Nó cũng mở ra kỷ nguyên mới cho xe buýt.

Vậy ai là người đã triển khai loại hình Marketing này? Ai đã xây dựng nội dung hấp dẫn khách hàng về sản phẩm cải tiến mới? Ai khuyến khích mọi người đi tới hành vi mua hàng? Chính là Product Marketer – những người làm Marketing sản phẩm.

Marketing sản phẩm là gì?

Marketing sản phẩm tập trung vào việc thúc đẩy nhu cầu về sản phẩm đối với các khách hàng hiện tại. Người làm Marketing và chủ doanh nghiệp hiểu đối tượng khách hàng mục tiêu của một sản phẩm cụ thể ở mức độ sâu sắc để triển khai định vị và truyền thông về thương hiệu một cách hiệu quả. Hoạt động này bao gồm cả chiến dịch ra mắt giới thiệu sản phẩm. 

Marketing truyền thống tập trung vào các chủ đề vĩ mô hơn như tạo ra khách hàng tiềm năng, SEO và bất kỳ hoạt động gì liên quan đến việc thu hút và chuyển đổi khách hàng tiềm năng và khách hàng mới. Nó quảng bá toàn bộ doanh nghiệp và thương hiệu, bao gồm cả các sản phẩm và dịch vụ.

Tại sao Marketing sản phẩm quan trọng?

Marketing sản phẩm là một phần quan trọng trong chiến lược Marketing của bất kỳ doanh nghiệp nào. Không có nó, sản phẩm của bạn sẽ không đạt được tiềm năng tối đa tới các đối tượng khách hàng mục tiêu. Cụ thể, dưới đây là các lợi ích chính mà Marketing sản phẩm mang lại:

  • Hiểu về khách hàng tốt hơn
  • Tiếp cận chân dung khách hàng một cách hiệu quả
  • Hiểu về những chiến thuật sản phẩm và Marketing các đối thủ cạnh tranh
  • Đảm bảo đồng nhất các hoạt động chức năng Marketing, bán hàng và sản xuất
  • Định vị hiệu quả sản phẩm trên thị trường
  • Tăng lợi nhuận và doanh thu

Trách nhiệm của một nhà Marketer sản phẩm

Bạn phải xác định người mua và đối tượng cho từng sản phẩm cụ thể để thu hút khách hàng mục tiêu theo cách thuyết phục và khiến họ muốn mua hàng. Điều này sẽ cho phép bạn điều chỉnh các tính năng của sản phẩm để giải quyết chính xác những vấn đề thực tế mà khách hàng của bạn đang đối mặt.

Chiến lược Marketing sản phẩm cho phép bạn tạo, xây dựng và thực hiện nội dung và chiến dịch, hỗ trợ các bước sẽ dẫn khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng đi tới quyết định mua hàng của bạn.

Là một nhà Marketer sản phẩm, bạn phải duy trì mối liên hệ công việc trực tiếp với bộ phận bán hàng để xác định và thu hút đúng khách hàng cho sản phẩm và cung cấp tài liệu hỗ trợ bán hàng cho đại diện để đảm bảo họ hiểu cặn kẽ về sản phẩm cũng như tất cả các tính năng của nó.  

Bằng cách này, bạn và các nhóm chức năng sẽ làm việc nhất quán về những gì sẽ được truyền thông với khách hàng, cho phép bạn cung cấp trải nghiệm nhất quán và liên quan tới thương hiệu cho bất kỳ ai tiếp xúc với sản phẩm.

Một trong những phần quan trọng nhất trong công việc của bạn là xác định vị trí của sản phẩm trên thị trường. Hãy suy nghĩ về quá trình này theo cách như đang kể một câu chuyện về sản phẩm. 

Bạn sẽ làm việc với bộ phận Marketing và nhóm sản phẩm để kể câu chuyện này bằng cách trả lời các câu hỏi quan trọng như:

  • Tại sao lại làm ra sản phẩm này?
  • Sản phẩm này dành cho ai?
  • Sản phẩm này giải quyết vấn đề gì?
  • Điều gì khiến cho sản phẩm trở nên đặc biệt?

Bạn cũng phải đảm bảo sản phẩm của bạn đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đối tượng mục tiêu. Thông qua thực hiện nghiên cứu để xác định đối tượng người mua và đối tượng mục tiêu, bạn sẽ phát hiện ra những vấn đề nhức nhối và thách thức mà sản phẩm doanh nghiệp bạn cần đưa ra giải pháp. 

Nếu sản phẩm của bạn không đáp ứng nhu cầu của khách hàng, họ sẽ không có lý do để mua hàng hoặc chọn sản phẩm của bạn mà sẽ tìm đến những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với bạn.

Sản phẩm của bạn cần phải thiết thực và liên quan với các vấn đề thực tế theo thời gian.  Khi nhu cầu, kỳ vọng và thách thức của khách hàng thay đổi và phát triển, công việc của bạn là đảm bảo chiến lược Marketing sản phẩm luôn phù hợp với khách hàng. 

Điều này có nghĩa là bạn có thể phải quản lý các thay đổi nhỏ trong chiến lược Marketing sản phẩm hoặc cập nhật và sửa đổi cho chính sản phẩm.

Chiến lược Marketing sản phẩm

Chiến lược Marketing sản phẩm là kim chỉ nam cho việc định vị, định giá và quảng bá sản phẩm mới của bạn. Nó giúp bạn đưa sản phẩm của mình từ giai đoạn phát triển đến ra mắt và thông báo tới các đối tượng và thị trường mới mà bạn định sẽ ra mắt và tiếp thị sản phẩm.

Cùng tham khảo 5 bước giúp bạn tối ưu hóa hiệu quả của một chiến lược Marketing sản phẩm

1. Xác định đối tượng mục tiêu của sản phẩm và chân dung khách hàng

Như đã đề cập, một trong những vai trò chính của bạn với tư cách là nhà Marketer sản phẩm là xác định đối tượng mục tiêu cụ thể và xây dựng chân dung người mua cho sản phẩm cụ thể được bán (các sản phẩm khác nhau sẽ có đối tượng mục tiêu khác nhau). Đây là bước đầu tiên để marketing sản phẩm của bạn.  

Bằng cách hiểu nhu cầu, thách thức và vấn đề nhức nhối của khách hàng, bạn sẽ có thể đảm bảo tất cả các khía cạnh của chiến lược Marketing sản phẩm được điều chỉnh phù hợp. 

2. Định vị và truyền tải thông điệp truyền thông tới khách hàng để sản phẩm doanh nghiệp luôn nổi bật

Sau khi thực hiện nghiên cứu khách hàng và tìm hiểu về đối tượng mục tiêu, bạn sẽ xác định được nhu cầu, thách thức và vấn đề của họ. Từ đây, bạn có thể suy nghĩ về cách làm nổi bật những tính năng của sản phẩm của bạn có thể giải quyết những thách thức đó cho khách hàng. 

Chìa khóa để phân biệt sản phẩm của bạn là định vị và truyền thông câu chuyện về sản phẩm. Công việc của một Marketer sản phẩm là đảm bảo khách hàng và đối tượng mục tiêu biết chính xác và đầy đủ mọi câu trả lời cho những vấn đề của họ mà không phải tìm kiếm (hoặc đưa ra giả định về) chúng.

Lời khuyên: Là nhà Marketer sản phẩm, bạn cũng nên đảm bảo các nhóm chức năng như bán hàng, sản phẩm và Marketing tổng thể cũng nhận thức được thông điệp của bạn xoay quanh sản phẩm để tổ chức hoạt động nhất quán, đồng thời cũng có thể truyền đạt thông tin tương tự đến khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại. 

3. Đặt mục tiêu cho sản phẩm

Tiếp theo, bạn cần đặt mục tiêu cho sản phẩm. Những mục tiêu sẽ thay đổi dựa trên sản phẩm cụ thể của bạn, loại công ty bạn làm việc, mục tiêu Marketing tổng thể. Tuy nhiên, hãy xem xét một số mục tiêu chung mà các nhà Marketer sản phẩm nhắm đến để đạt được:

  • Tăng doanh thu
  • Tương tác với khách hàng
  • Tăng thị phần
  • Giành khách hàng từ đối thủ
  • Tăng nhận diện thương hiệu

4. Định giá sản phẩm

Có hai chiến lược về giá được các doanh nghiệp trong và ngoài nước thường xuyên áp dụng

Chiến lược giá cả cạnh tranh có nghĩa là bạn giảm giá sản phẩm của mình so với các sản phẩm tương tự mà đối thủ của bạn bán. Chiến lược này là lý tưởng cho các công ty làm ra ra một sản phẩm tương tự như một số công ty khác đã bán. 

Chiến lược giá dựa trên giá trị cho phép bạn tối đa hóa lợi nhuận của mình, mặc dù việc định giá sẽ tốn thời gian hơn một chút so với chiến lược giá cạnh tranh. Chiến lược dựa trên giá trị là lý tưởng cho các công ty bán một sản phẩm có rất ít đối thủ cạnh tranh trên thị trường hoặc một sản phẩm có tính năng đặc biệt mới và độc đáo.

5. Ra mắt sản phẩm

Bây giờ là lúc cho phần quan trọng nhất của vai trò nhà Marketer sản phẩm – công bố sản phẩm mà bạn đã nỗ lực Marketing.

Trên bất kỳ kênh nào bạn chọn để tập trung các nỗ lực Marketing ra mắt sản phẩm, bạn nên bao gồm thông tin sản phẩm có liên quan để khách hàng tiềm năng và khách hàng có thể tìm hiểu tất cả về sản phẩm của bạn và lý do họ cần nó. Điều này bao gồm các tính năng của sản phẩm, những gì làm cho nó trở nên độc đáo, giá cả, bản dùng mẫu cho khách hàng, hướng dẫn cho khách hàng và bất kỳ tài liệu nào khác mà bạn đã xây dựng và muốn chia sẻ.

Một số ví dụ điển hình về Marketing sản phẩm

Apple

Apple là một cái tên không còn xa lạ cho các sản phẩm công nghệ và phần mềm hàng đầu. Không chỉ sản phẩm được thiết kế tuyệt đẹp, chúng cũng siêu hữu ích.  Thế nhưng Marketing sản phẩm của Apple không tập trung vào nhiều tính năng sản phẩm – họ hướng tới lợi ích người dùng.

Apple không chỉ đơn thuần liệt kê các tính năng ấn tượng của các sản phẩm của họ mà cho người tiêu dùng biết họ có thể là ai và họ có thể làm việc như thế nào nếu họ mua những sản phẩm đó. Họ kể một câu chuyện bằng cách sử dụng sản phẩm của họ và khuyến khích mọi người mua hàng trong toàn bộ quá trình này.

Coca-cola

Bạn có biết rằng hơn 95% dân số trên thế giới nhận ra Coca-Cola và nhãn hiệu đỏ và trắng của nó? Điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi bạn nhận thấy rằng hầu hết mọi người kêu “Coke” khi mua nước ngọt hoặc cola. Trên thực tế, sự công nhận thương hiệu mạnh đến mức đối thủ Pepsi của Coca-Cola đã sử dụng câu chuyện ấy để kể trong quảng cáo trong một trận Super Bowl – trận chung kết bóng bầu dục được mong chờ nhất nước Mỹ.

Thông qua định vị mục tiêu cao, quảng cáo lặp đi lặp lại và xây dựng thương hiệu nhất quán, Coca-Cola đã thực sự trở thành một sản phẩm toàn cầu.

Lời kết

Marketing sản phẩm là quá trình thông qua đó một công ty đưa sản phẩm ra thị trường. Trở thành một nhà Marketer sản phẩm (hoặc người quản lý) có nghĩa bạn là trung tâm của các nhóm chức năng như Marketing, bán hàng và sản phẩm của công ty.  

Bạn là một phần không thể thiếu cho sự thành công của sản phẩm bởi bạn tạo ra và quản lý chiến lược Marketing cụ thể cho sản phẩm, nhưng bạn cũng đóng vai trò là người liên lạc giữa cả ba bộ phận này, đảm bảo mọi người đều nhất quán về sản phẩm. Những thông tin quan trọng bao gồm tính năng, hiệu quả, và hơn thế nữa. Vì vậy, hãy bắt đầu phát triển chiến lược Marketing sản phẩm mới nhất để đảm bảo thành công thu hút đối tượng và khách hàng mục tiêu.

Theo: Hubspot

+84 90 420 1099

%d bloggers like this: