Kim chỉ nam cho hoạt động marketing của doanh nghiệp sản xuất (phần kết)

Kim chỉ nam cho hoạt động marketing của doanh nghiệp sản xuất (phần kết)

pasted image 0

phần 1 chúng ta đã cùng bàn về thực trạng hoạt động của B2B Marketing và những công việc một chuyên viên Marketer có thể thực hiện để giúp doanh nghiệp sản xuất phát triển. Trong phần này BAY xin chia sẻ thêm một số phương thức Marketing cho doanh nghiệp sản xuất.

Xây dựng một thương hiệu toàn cầu

Khi bước vào một thị trường mới, các nhà sản xuất thường đối mặt với những vấn đề về danh tính và hình ảnh mà doanh nghiệp thể hiện. Đó chính là vấn đề của xây dựng thương hiệu.

Tham dự các triển lãm thương mại

Triển lãm thương mại cung cấp cơ hội tuyệt vời để có cái nhìn toàn cảnh về ngành và triển vọng phát triển mới của doanh nghiệp. Mỗi sự kiện thường có quy mô hàng nghìn người đến tham quan sản phẩm của doanh nghiệp trong một ngày, đồng nghĩa với việc cơ hội có thêm khách mua hàng sẽ cao hơn nhiều lần.

8 bước để đầu tư hiệu quả cho buổi trưng bày sản phẩm:

Liên lạc với ban tổ chức triển lãm để tìm hiểu cặn kẽ những thông tin thiết yếu như sơ đồ các gian hàng, hệ thống điện nước, cứu hỏa,….

Thu thập dữ liệu khán giả tham dự. Hãy tìm hiểu xem họ là ai, họ thuộc nhóm đối tượng khách hàng nào của doanh nghiệp, có bao nhiêu người tham dự,…Những thông tin này sẽ vô cùng hữu ích cho các chiến dịch quảng cáo tại điểm trưng bày và phong cách cách bày trí gian hàng

Luôn lưu tâm những thời hạn phía ban tổ chức triển lãm yêu cầu. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp của bạn luôn sẵn sàng mà còn tiết kiệm những chi phí phải bỏ ra để xúc tiến những công việc mà đáng lẽ doanh nghiệp đã kịp thời gian để tự thực hiện

Bày trí gian hàng thể hiện rõ nhất hình ảnh và văn hóa của doanh nghiệp một cách tối đa. Hiển thị logo ở vị trí dễ nhìn, trưng bày một số hình ảnh các sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, sử dụng bộ phối màu đặc trưng,…

Lên kế hoạch phương thức để khách tham dự triển lãm “trải nghiệm” thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Có thể cho họ thử trực tiếp sử dụng sản phẩm, hay sắp xếp bố cục gian hàng sao cho khách tham quan đi hết một quy trình dịch vụ

Đừng ngần ngại “khoe” portfolio của doanh nghiệp

Tặng một món quà nào đó cho mỗi người đến tham quan gian hàng. Đó có thể là danh thiếp, voucher, sản phẩm của doanh nghiệp,…Việc này vừa giúp tạo thiện cảm giữa khách hàng và doanh nghiệp, vừa tận dụng tối đa cơ hội quảng bá thương hiệu

Sau khi đã kết thúc triển lãm, bạn cần thực hiện quy trình theo dõi khách hàng tiềm năng và xây dựng nội dung PR phù hợp

Quan hệ công chúng (PR)

PR bao gồm rất nhiều hoạt động, từ việc nâng cao nhận thức truyền thông để dẫn dắt câu chuyện, đến quản lý khủng hoảng,…và cần được thực hiện ở mọi giai đoạn tăng trưởng của doanh nghiệp. Chiến lược PR cần đảm bảo tiêu chí tạo ra sự rõ ràng về các thông điệp truyền thông quan trọng và nhận diện thương hiệu.

Hội thảo trên web (Webinar)

Các doanh nghiệp sản xuất kết hợp hội thảo trên web vào chiến lược marketing B2B chiếm lợi thế cao hơn trong việc thu hút khách hàng tiềm năng chất lượng. 

  • Mỗi người tham gia hội thảo đều chắc chắn thuộc nhóm đối tượng khách hàng của doanh nghiệp, đảm bảo việc chủ động tiếp nhận thông tin.
  • Hơn 65% marketer B2B xếp webinar là một trong những công cụ marketing hiệu quả hàng đầu.
  • Tham gia webinar của đối tác kinh doanh cũng giúp doanh nghiệp mở rộng tầm tiếp cận tới những người thuộc cùng nhóm đối tượng khách hàng.

Blog

Các tuyến bài blog giúp trang web của doanh nghiệp luôn được cập nhật nội dung, tăng traffic, xây dựng và giữ vững hình ảnh nhà lãnh đạo tư tưởng. Nguồn nội dung này cũng có thể kết hợp cùng các kênh content marketing như Facebook, LinkedIn hay các văn bản in ấn.

Đầu tư xây dựng nội dung trên các trang mạng xã hội

Trước khi thực hiện các chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội, marketer B2B cần tìm hiểu kỹ về các tính năng và ưu điểm đặc thù của mỗi kênh, thời gian truy cập vào kênh của nhóm khách hàng của doanh nghiệp, định dạng nội dung phù hợp,…

Xây dựng và phát triển văn hóa nội bộ

Phần lớn các nhà sản xuất có xu hướng chỉ tập trung vào việc tiếp thị sản phẩm của họ mà quên mất các cá nhân và đội ngũ tạo ra chúng. Trên thực tế, nhân sự chính là tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp. Phát triển văn hóa nội bộ không chỉ làm tăng tính gắn kết, tăng độ hiểu biết về sản phẩm để mỗi nhân viên đều là một đại sứ thương hiệu.

Lời kết

Marketing luôn thay đổi qua từng ngày. Mỗi Marketer luôn phải không ngừng tìm kiếm những chiến lược, chiến thuật phù hợp để đạt được mục tiêu doanh nghiệp. Hiểu về đối tượng khách hàng và các vấn đề mà họ đang gặp phải chính là yếu tố nền tảng quan trọng giúp bạn xây dựng và triển khai các kế hoạch một cách hiệu quả nhất.

Theo: The Mezzanine Group, Content Marketing Insitute, Accenture

+84 90 420 1099

%d bloggers like this: