Marketing và Branding khác biệt ra sao?​

Marketing và Branding khác biệt ra sao?​

Business-Marketing-4

Marketing và branding là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nếu muốn thành công, bạn cần nắm rõ những khác biệt của chúng để áp dụng hiệu quả trong quá trình xây dựng thương hiệu.

Định nghĩa của marketing và branding

Marketing là về việc tìm kiếm và phát triển thị trường thuận lợi cho thương hiệu kinh doanh có lợi nhuận. Trong trường hợp phi lợi nhuận, doanh nghiệp có thể được đánh giá cao và nhận được nhiều ủng hộ từ các đối tượng mục tiêu.

“Brand” hay “thương hiệu” ở đây nên được hiểu là những gì mà người khác nghĩ về bạn, tồn tại ở trạng thái cảm xúc. Thương hiệu mạnh là một tài sản quý giá bởi chúng là minh chứng cho niềm tin của khách hàng, tạo ra rất nhiều lợi thế cạnh tranh trong hiện tại và tương lai. Vì vậy Branding là xây dựng hình ảnh thương hiệu trở nên đủ mạnh mẽ để khách hàng thấy bạn có thể đáp ứng mọi nhu cầu, mong muốn và kỳ vọng của họ. 

Vậy cụ thể chúng khác nhau ở những điểm gì?

Từ định nghĩa, chúng ta có thể nhận thấy những điểm khác biệt cơ bản như sau.

Branding trước, Marketing sau

Việc đầu tiên khi xây dựng một thương hiệu là bạn cần phải xác định rõ tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp; lợi ích và tính năng của sản phẩm đối với khách hàng; thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Đó là những công việc của quá trình Branding – trả lời được câu hỏi lớn “chúng tôi là ai?”. 

Sau khi xác rõ những điều trên, công đoạn marketing sẽ khảo sát thị trường, tìm kiếm phân khúc phù hợp, nhóm đối tượng khách hàng phù hợp để xây dựng những phương thức truyền thông và tiếp thị hiệu quả nhất, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhất.

Nike, Inc. là một tập đoàn đa quốc gia của Mỹ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các mặt hàng giày dép, quần áo, phụ kiện, trang thiết bị và dịch vụ liên quan đến thể thao. Các sản phẩm của họ luôn đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật như đế giày êm ái giúp trợ lực và tăng sức bền mà vẫn bảo vệ chắc chắn phần cổ chân, áo gió phải nhẹ và thoáng khí,… Ngoài ra những mẫu sản phẩm Nike luôn sở hữu thiết kế bắt mắt, năng động. Chính vì vậy một trong những phương thức hiệu quả của Nike là hợp tác cùng rất nhiều vận động viên nổi tiếng để quảng bá hình ảnh của mình tới đối tượng khách hàng mục tiêu là các huấn luyện viên, vận động viên, và fan thể thao.

Marketing thu hút sự chú ý của khách hàng, Branding giữ chân họ ở lại

Dù bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực nào cũng sẽ phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh hiện hữu và tiềm ẩn. Công việc của marketing là tìm kiếm chính xác và cụ thể những nhu cầu và mong muốn của khách hàng để từ đó thu hút sự chú ý của họ bằng việc chỉ ra những lợi ích cảm tính, lý tính khách hàng sẽ được trải nghiệm khi sử dụng sản phẩm. Đồng thời cũng chỉ ra những lợi ích khác biệt mà chỉ sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp của bạn mới có thể đem lại cho khách hàng.

Khi có được sự chú ý của khách hàng, việc không ngừng xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu, chất lượng sản phẩm,… sẽ đảm bảo khách hàng luôn tin vào những lời hứa của quá trình marketing. 

Tín đồ Apple cuồng nhiệt đến vậy bởi họ đặt trọn niềm tin vào giá trị của công ty. Họ cho rằng phương châm “Think Different” phản ánh được cá nhân họ. Các tín đồ Apple thấy mình được truyền cảm hứng và được kết nối mỗi khi xem quảng cáo hay đọc về Apple, bởi chúng nhắn nhủ tới những người cùng chung lý tưởng rằng hãy biết thách thức thực tại, hãy biết “Think Different”. Quan trọng nhất, mỗi một sản phẩm của Apple phản ánh niềm tin này. Táo khuyết đã luôn tung ra những sản phẩm đúng nghĩa “Think Different” so với những mặt hàng cùng loại tràn lan trên thị trường.

Thước đo thành công của marketing là doanh thu, thước đo của branding là sự nhận diện và lòng trung thành của khách hàng

Các phương thức dù hay ho và sáng tạo tới đâu nhưng nếu không kích thích được nhu cầu và dẫn khách hàng tới hành động mua sản phẩm thì cũng là không hiệu quả. Khi đó bạn cần cân nhắc liệu những phương thức ấy đã phù hợp với doanh nghiệp hay chưa, sản phẩm có đủ tốt để đảm bảo những lời hứa mà marketing dành cho khách hàng hay không. Phải luôn có sự đồng nhất hai chiều giữa marketing và branding.

Marketing luôn thay đổi tùy vào hoàn cảnh, nhưng Branding thì không

Bất kể một biến số nào của thị trường cũng sẽ gây tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên các phương thức marketing mà bạn đang triển khai. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào, giá trị cốt lõi ngay từ đầu của doanh nghiệp giúp tạo nên thương hiệu thì không được phép thay đổi.

Lời kết

Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về định nghĩa và những khác biệt cơ bản giữa Marketing và Branding. Hãy lựa chọn thời điểm phù hợp để áp dụng đúng và hiệu quả các phương thức của mỗi quá trình để doanh nghiệp luôn phát triển và có chỗ đứng vững chắc trong tâm trí khách hàng.

Theo: 99Design

+84 90 420 1099

%d bloggers like this: